Nhiều tàu cá "trùm mền"

Chuyện thiếu lao động (LĐ) biển không phải thường xảy ra ở các tỉnh miền Trung. Tuy nhiên năm nay tình trạng này khá trầm trọng ngay giữa vụ khai thác khiến nhiều chủ tàu không kịp trở tay, nhiều tàu cá phải nằm bờ chờ LĐ.

tàu cá nằm bờ
Thiếu lao động, nhiều tàu cá phải nằm bờ

Tàu cá chờ lao động

Vào thời điểm này, trời yên biển đẹp lại đang chính vụ nên lý ra các tàu tại miền Trung đã xuất bến đánh bắt hải sản. Tuy nhiên, do thiếu LĐ nên không ít tàu phải hoãn chuyến, thậm chí nằm lại bờ. Chúng tôi có mặt tại cảng cá Hòn Rớ (TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), cảng cá lớn nhất Nam Trung bộ, thấy hàng chục tàu cá đủ loại vẫn neo đậu tại các cầu cảng. Không khí tại bến cảng khá yên tĩnh so với trước đây.

Tàu của anh Nguyễn Phi Hải (xã Phước Đồng, TP.Nha Trang) có công suất hơn 400CV, cần ít nhất 12 LĐ mới có thể ra khơi, nhưng do chưa tìm đủ nên đành nán lại, chờ đủ nhân lực mới nhổ neo. May mắn hơn, tàu cá KH-96578TS của ông Dương Ngọc Tùng (phường Xương Huân, TP.Nha Trang) sắp xuất bến vì kiếm được LĐ dù vẫn còn thiếu.

Cùng cảnh, chủ tàu cá tại các phường Đức Long, Bình Hưng, Mũi Né (TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) đang phải nằm bờ vì thiếu hụt LĐ nghiêm trọng. Theo ông Phan Văn Hiếu - Phó chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá Bình Hưng 3 (TP. Phan Thiết), từ đầu năm đến nay do thiếu LĐ biển nên hầu như chưa có tàu thuyền nào của nghiệp đoàn hoạt động hết công suất.

“Trước đây tàu cá của tôi thường có 30 LĐ, bám biển gần hai tháng trời mới cập bờ. Nhưng thời điểm này tôi chỉ tập hợp được khoảng 1/3 số đó. Không đủ người, tàu không thể hoạt động hết công suất dẫn đến hiệu quả sụt giảm rõ rệt”, ông tâm sự.

Bỏ việc do nguồn thu bấp bênh

Nguyên nhân chính khiến LĐ biển bỏ việc là do nguồn thu bấp bênh nên ngày càng ít người gắn bó với nghề. Anh Dương Văn Dũng (35 tuổi, ở TP.Nha Trang) đã có hơn 10 năm gắn bó với biển, theo anh, 3 năm qua nguồn thu từ LĐ trên biển có khi chỉ khoảng 3 triệu đồng/tháng.

Đó là chưa tính nhiều tháng không có thu nhập do tàu nằm bờ vì biển động, hư hỏng. Khoản thu nhập ít ỏi ấy không đủ để anh nuôi vợ và 3 con ăn học nên đành chuyển nghề. Mùa biển năm nay anh may mắn xin được vào làm công cho chủ thu mua hải sản với mức lương cơ bản 4 triệu đồng/tháng,chưa kể làm thêm giờ.

Năm nay LĐ biển thiếu trầm trọng, do đó rất ít chủ tàu cá xoay xở được. Anh Trần Quốc Việt, chủ tàu cá KH-90567 cho biết dù nhiều tàu khác đỏ mắt tìm người nhưng tàu của anh không lo chuyện đó, bởi bất cứ thời gian nào anh cũng có một “đội quân” 15 LĐ gắn bó. Nhiều mùa biển vừa qua nguồn thu của các LĐ trên tàu anh luôn đạt mức bình quân 6 - 8 triệu đồng/tháng, kể cả những tháng biển động.

“Chủ tàu ai cũng muốn thu lợi nhiều và nhanh, nhưng muốn giữ bạn biển, mình phải chia sẽ thành quả với họ, xem họ như một phần không thể tách rời vì khi tàu xuất bến, LĐ thay mình làm chủ con tàu nên lợi nhuận cần hài hòa để họ phấn đấu”, anh đúc kết.

Cần giải pháp lâu dài

Để có LĐ biển, nhiều chủ tàu đã tìm đủ mọi cách, thậm chí ứng tiền trước cho số này, do thiếu lực lượng trầm trọng nên đã xuất hiện tình trạng giành giật LĐ ở các vùng biển, điều này dẫn đến nhiều hệ lụy: có chuyện chủ tàu bỏ tiền trước để giữ chân LĐ nhưng họ bỏ đi làm cho chủ tàu khác với mức lương hấp dẫn hơn.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, các tỉnh Nam Trung bộ vốn có thế mạnh về đánh bắt cá ngừ đại dương. Mỗi tàu câu cần ít nhất 10 LĐ, tuy nhiên do nguồn thu bấp bênh của nghề này nên ít người gắn bó. Vì lẽ đó mà trong số nằm bờ thì tàu chuyên câu cá ngừ chiếm nhiều nhất.

Để cứu vãn tình hình, nhiều chủ tàu tính đến chuyện chuyển công năng đánh bắt, nhưng muốn tiếp cận nghề mới phải mất thời gian và do chưa có kinh nghiệm nên hiệu quả mang lại chưa cao.

Nguyên nhân LĐ bỏ biển đã rõ, tuy nhiên giải pháp khắc phục chưa được bàn bạc nhiều, chỉ có chủ tàu và LĐ tự giải quyết với nhau. Theo ông Võ Thiên Lăng - Phó chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam, Chủ tịch Hội nghề cá tỉnh Khánh Hòa, người làm thuê cho chủ tàu được trả lương quá thấp trong khi công việc rất vất vả, lênh đênh trên biển cả tháng trời nhưng thu nhập chỉ khoảng 3 triệu đồng/tháng.

Ở góc độ chủ tàu, theo ông Lăng, phần lớn các tàu cá đánh bắt xa bờ hiện nay đều lỗ, việc nâng công suất không giúp tăng hiệu quả, đa số chỉ để được nhận dầu chính sách. Khan hiếm bạn thuyền, nhiều chủ tàu phải kéo LĐ chưa được đào tạo, dẫn đến giảm hiệu quả đánh bắt.

Ông Lăng đánh giá: “Trước mắt cần nghiên cứu kỹ, chú trọng vào khía cạnh kinh tế để nâng cao hiệu quả đánh bắt, tăng mức thu nhập cho người LĐ mới giữ chân họ được. Nếu không làm ngay, tôi e là 5 năm nữa chỉ còn chủ tàu tự đánh bắt một mình”.

 
Báo Công An TPHCM, 28/07/2015
Đăng ngày 30/07/2015
Thiên Hùng
Đánh bắt

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Một số quy định mới về xử phạt vi phạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Ngày 05 tháng 4 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/5/2024. Đối với lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quy định xử phạt vi phạm cụ thể như sau:

Đánh bắt cá
• 10:28 10/05/2024

Sử dụng đèn LED chuyên dụng trên tàu cá

Hiện nay, việc sử dụng đèn LED trong khai thác thủy sản chưa phổ biến và còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Ngư dân vẫn dùng đèn huỳnh quang, bóng đèn led cao áp như một thói quen, do còn e ngại vào những thiết bị, giải pháp mới, chi phí đầu tư lớn,…

Đèn LED tàu cá
• 13:58 09/05/2024

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác chống khai thác IUU

Từ năm 2017 đến nay, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm.Tuy nhiên, phát triển ngành thủy sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu, chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác IUU...

Đánh bắt xa bờ
• 09:39 08/05/2024

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Các bệnh thường gặp trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

Hầu hết các bệnh ở tôm thường có mức độ lây nhiễm cao, có thể lây lan nhanh chóng trong ao nuôi và sang các ao lân cận. Vì vậy cần có nhiều biện pháp phòng ngừa bệnh từ đầu vụ nhằm giảm thiệt hại cho vụ nuôi.

Tôm bệnh
• 05:59 17/05/2024

Tái chế nhựa trong nuôi trồng thủy sản ở Na Uy

Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành quan trọng nhất trong nền kinh tế Na Uy. Khối lượng xuất khẩu trị giá 13 tỷ USD (120 tỷ NOK) vào năm 2021 đã đưa ngành này trở thành ngành xuất khẩu lớn thứ hai ở Na Uy (Nærings- og Fiskeridepartementet, 2021). Ngành Thủy sản của Na Uy xuất khẩu sản phẩm của mình sang các thị trường ở Ba Lan, Đan Mạch, Pháp, Mỹ, Hà Lan, Trung Quốc và các nước khác (Norges Sjømatråd, 2021).

Rùa biển bị dính lưới cá
• 05:59 17/05/2024

An toàn điện trong nuôi tôm vào mùa mưa

Trong khi những người nuôi tôm đang tìm kiếm cách tối ưu hóa sản xuất và tăng cường năng suất, việc bảo đảm an toàn điện thường bị coi thường hoặc bị xem nhẹ. Tuy nhiên, việc này không chỉ là một vấn đề về tuân thủ quy định mà còn là một yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của ngành nuôi tôm.

An toàn điện
• 05:59 17/05/2024

Cá chết sau mưa: Nguyên nhân và cách khắc phục

Mưa lớn kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Mưa tác động trực tiếp đến nước ao nuôi, làm giảm nhiệt độ, ôxy, pH,…Bên cạnh đó, có thể gây hiện tượng sụp tảo và sự tích tụ vật chất hữu cơ ở đáy ao. Do đó, cần thường xuyên, theo dõi nhằm nhận biết và có các biện pháp phòng ngừa kịp thời, giảm tổn thất cho ao nuôi.

Cá chết
• 05:59 17/05/2024

Cá thả ao tự nhiên sẽ ăn gì?

Cá thả ao tự nhiên sẽ ăn những gì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loài cá, độ tuổi, môi trường ao và nguồn thức ăn có sẵn. Tuy nhiên, nhìn chung, cá ao tự nhiên có thể ăn các loại thức ăn có sẵn trong tự nhiên hoặc do con người cung cấp thêm.

Cá ngoài tự nhiên
• 05:59 17/05/2024